"Tri thức là sức mạnh. Thông tin mang đến cho con người sự tự do. Giáo dục là tiền đề cho sự tiến bộ, ở mọi xã hội, ở từng gia đình." Đó là tuyên ngôn của cựu Chủ tịch Liên Hiệp Quốc Koffi Annan. Con người có được quyền tiếp cận thông tin hay chưa? Chúng ta đã có trong tay quyền được trang bị kiến thức hay chưa - để dựa trên những kiến thức đó, chúng ta có thể đưa ra những quyết định hay lựa chọn cho chính mình?
Khi con người được tiếp cận với thông tin, đời sống họ sẽ có nhiều biến chuyển tích cực. Đó là sự thật rõ ràng. Một ví dụ đơn cử: Kiến thức chính xác và đáng tin cậy của phương pháp kế hoạch hóa gia đình đã biến đổi đời sống của vô số phụ nữ trên khắp hành tinh. Trích lời Tổ chức Y tế Thế giới: "Đẩy mạnh kế hoạch hóa gia đình là việc làm vô cùng cần thiết nhằm đảm bảo sức khỏe và quyền độc lập của nữ giới, qua đó cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe và phát triển cộng đồng."
Khi con người được tiếp cận nguồn thông tin về môi trường, một bằng chứng đáng kinh ngạc đã lộ diện - sự biến đổi khí hậu toàn cầu là có thật. Nhờ có thông tin này, mọi người có thể đưa ra hành động - cả hành động cá nhân trong từng nhà và hành động đối thoại nhằm điều chỉnh chính sách phù hợp.
Để cải thiện chất lượng y tế cộng đồng, xã hội đang ra sức kêu gọi chia sẻ nguồn thông tin có cơ sở thực tế khoa học cho tất cả mọi người để ai nấy đều biết rõ đâu là các sản phẩm ít nguy hại hơn cho sức khỏe, đồng thời trao cho mỗi thành viên trong xã hội quyền được đưa ra các lựa chọn cá nhân có lợi cho sức khỏe của chính họ.
Tự do thông tin, quyền được tiếp cận với nền tảng tri thức dựa trên sự thật, và quyền được đưa ra các quyết định có hiểu biết - có thể xem đây là hòn đá tảng làm nên chế độ dân chủ tự do. Một số quốc gia như Thụy Điển đã thông qua luật tự do thông tin từ hồi thế kỷ thứ 18 (đây được xem là luật tự do thông tin cổ nhất thế giới), nhiều nước như Nam Phi và Ấn Độ mãi đến năm 2000 và 2005 mới thông qua đạo luật quan trọng này.
Cánh cửa thông tin ngày càng mở rộng trong kỷ nguyên Internet, khi mà "quyền được biết" đang được công nhận ngày càng rộng khắp ở nhiều nơi trên thế giới, thế mà người dân không dễ gì được tự do tiếp nhận nguồn thông tin đáng tin cậy.
Trên quy mô toàn cầu, cứ 10 người thì lại có gần 7 người đang lo âu vì các tin tức thất thiệt hoặc tin sai sự thật - một thứ vũ khí thực sự, theo thống kê của báo cáo Đo lường Chỉ số Lòng tin của Edelman năm 2018. 63% số người được khảo sát đồng tình rằng người dân bình thường không được biết cách phân biệt giữa thông tin báo chí chính thống đúng đắn và tin đồn, 59% cho biết bây giờ ngày càng khó phân định được liệu một bài báo hay thông tin đăng tải có phải đến từ một cơ quan truyền thông đáng tin hay không.
Vì lẽ đó, quy định pháp luật hậu thuẫn quyền minh bạch thông tin là điều kiện vô cùng cần thiết trong bối cảnh lòng tin của người dân đang ở mức thấp báo động.
Giờ đây mọi người ai cũng đều đồng tình và luật pháp toàn cầu cũng đã thừa nhận - rằng nữ giới có quyền được tiếp cận thông tin đúng đắn về các lĩnh vực như kế hoạch hóa gia đình, ngừa thai, và sức khỏe sinh sản. Liên Hiệp Quốc đã đưa ra các bằng chứng xác nhận rằng nguồn thông tin này cũng như các lựa chọn được đưa ra sau đó dựa trên thông tin này đã góp phần cải thiện tuổi thọ ở nữ giới, giúp nữ sinh được hưởng số năm học đường nhiều hơn, thậm chí thu nhập bình quân đầu người cũng gia tăng. Diễn đàn Kinh tế Thế giới tuyên bố rằng chính nguồn thông tin đáng tin cậy về kế hoạch hóa gia đình và quyền được thực hiện kế hoạch hóa gia đình không những cứu sống nhiều mạng người mà còn giúp các chính phủ tiết kiệm được nhiều tiền bạc. Một số chính phủ đã nhận ra điều này. Năm ngoài Bộ Y tế Thái Lan đã tăng ngân sách cho kế hoạch hóa gia đình trên cơ sở lập luận rằng bây giờ đầu tư hiệu quả thì về sau sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí y tế quốc gia.
Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố quyền tiếp cận thông tin là quyền cơ bản của cá nhân và của cả các cặp đôi. Nhưng không phải lúc nào thực tế cũng được như vậy. Năm 1968, tại Hội Đồng Quốc Tế về Quyền Con Người, Liên Hiệp Quốc đã đưa ra Tuyên Bố Tê-hê-ran - văn kiện quốc tế đầu tiên công nhận quyền lợi sức khỏe sinh sản. Quyền tiếp cận thông tin là tâm điểm quan trọng của văn kiện này, theo đó mọi người dân đều có quyền tự do đưa ra lựa chọn sinh sản của họ. Tuyên Bố Tê-hê-ran gây áp lực lên các chính phủ nhằm đảm bảo chia sẻ minh bạch và sẵn sàng công khai cho tất cả mọi người (thuộc mọi tầng lớp xã hội, giai tầng kinh tế) thông tin chính xác đúng đắn đầy đủ về kế hoạch hóa gia đình và các lựa chọn trong hệ thống chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Không chỉ có các tổ chức thế giới hay các NGO (tổ chức phi chính phủ) mới góp công vào tiến trình thay đổi chính sách các nhà nước về quyền tự do tiếp cận thông tin. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và chính phủ cũng đóng vai trò quan trọng thiết yếu trong việc giải quyết các vấn đề cam go nhất của xã hội.
Người dân kỳ vọng các doanh nghiệp cũng phải có chính kiến và phải hành động. Ví dụ, 86% người tiêu dùng ở Hoa Kỳ tin rằng các công ty nên có chính kiến rõ ràng về các vấn đề xã hội, theo thống kê năm 2018 của Tập Đoàn Shelton - Thương Hiệu và Lập Trường Xã Hội: Mục Đích Xã Hội là Trào Lưu Mới." Nghiên Cứu Cảm Xúc Xã Hội của Người Tiêu Dùng Toàn Cầu" (một khảo sát toàn cầu với sự tham gia của 30.000 người) cho biết có đến gần 1/3 người được khảo sát mong muốn các thương hiệu phải thực sự cam kết với các nguyên tắc quan trọng. 62% người tiêu dùng muốn các công ty phải có chính kiến rõ ràng về các vấn đề chính trị, môi trường, văn hóa và xã hội mà bản thân người tiêu dùng hết sức quan tâm.
We Mean Business là một minh chứng rõ ràng về việc doanh nghiệp bày tỏ chính kiến xã hội bằng hành động. Đây là tổ chức liên kết giữa các doanh nghiệp hoạt động vì mối quan ngại chung đó là biến đổi khí hậu. Tổ chức này đề ra một mệnh lệnh chung đó là các doanh nghiệp phải giảm thiểu chỉ số khí thải carbon xuống mức zero vào năm 2050, đồng thời khuyến khích các chính phủ đưa ra các động thái cương quyết hơn. Khi họ cam kết hành động và ủng hộ tự do thông tin trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, họ có quyền đóng góp vào những sự đổi thay tích cực cho cộng đồng. Ví dụ, họ tuyên bố rằng cuộc chiến chống biến đổi khí hậu chúng ta sẽ không thể giành phần thắng trừ phi doanh nghiệp chủ động thúc đẩy các cải tiến và thực thi những thay đổi thị trường cần thiết.
Về vấn đề chăm sóc sức khỏe, thông tin đáng tin cậy và quyền tự do tiếp cận thông tin chắc chắn là quyền quan trọng nhất, đó là điều không cần bàn cãi. Do đó, xét về quyền được tự do tiếp cận thông tin về các giải pháp thay thế tốt hơn, người hút thuốc cần được pháp luật công nhận quyền này.
Gần 7 trên 10 người được khảo sát ủng hộ việc các công ty thuốc lá phối hợp với các chính phủ, cơ quan pháp luật, và các chuyên gia y tế trong một nỗ lực chung nhằm đảm bảo rằng người hút thuốc được quyền tiếp cận thông tin về các sản phẩm thay thế thuốc lá điếu, và cả quyền được sử dụng các sản phẩm này (theo một nghiên cứu do Povaddo thực hiện cho PMI).
Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng hơn hai phần ba người hút thuốc sẵn sàng chuyển sang dùng các sản phẩm thay thế nếu họ hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa thuốc lá điếu và các sản phẩm thay thế. Tuy vậy, nghiên cứu cũng công bố một phát hiện, đó là 41% người được khảo sát không biết gì về các sản phẩm thuốc lá làm nóng thay thế cho thuốc lá điếu. Theo đó, kết luận được đưa ra là quyền tự do tiếp cận thông tin có thể đóng góp tích cực cho nhiệm vụ giảm thiểu tỷ lệ người hút thuốc, và đây nên được xem là quyền cơ bản của mọi người.
Nhiều bằng chứng cho thấy quyền tiếp cận thông tin đã góp phần cải thiện chất lượng y tế cộng đồng trong nhiều lĩnh vực. Trong một thời đại mà chính phủ và doanh nghiệp đều đang ra sức xử lý các vấn đề y tế công cộng có tính toàn cầu thì quyền tự do tiếp cận với nguồn thông tin có cơ sở dữ kiện thực tế, đáng tin cậy về các giải pháp thay thế đã được khoa học chứng thực, cũng như việc trao quyền cho từng cá nhân để họ được tự do đưa ra các lựa chọn vì sức khỏe của chính họ âu cũng là điều hoàn toàn hợp lý, phù hợp với các tiêu chuẩn tự do thông tin.
Năm 1997, Kofi Anna đã kêu gọi hợp tác toàn cầu để chia sẻ thông tin - theo đó cần có sự hợp tác giữa doanh nghiệp, chính phủ, tổ chức, và cá nhân. Ông nói rằng "nếu thông tin và tri thức là nền tảng cốt lõi của dân chủ, đó chính là điều kiện cho sự phát triển." PMI mong muốn dự phần vào tiến trình dân chủ hóa thông tin cho mọi người trong nỗ lực hướng đến một thế giới tốt đẹp cùng một tương lai không khói thuốc.